Chào mừng đến với trang Tin Thể Thao - Didavision 93
Tranh cãi bản quyền truyền hình - Chỉ còn cách chờ toà tuyên án
SGTT.VN
- Sáng công văn đánh sang, chiều công văn trả lời gửi lại, mấy ngày qua AVG, VPF và VFF đang trong tình trạng này, kèm theo đó là hàng loạt các cuộc trả lời phỏng vấn chỉ trích đối phương. Môi trường làm bóng đá dân chủ đến độ không thể dân chủ hơn. Nhưng, sự quá đà ấy khiến vai trò của các cơ quan tư pháp dường như mờ nhạt hẳn.
Các đài truyền hình tiếp tục được vào sân trực tiếp miễn phí hay phải thông qua AVG đang chờ toà tuyên. Ảnh: Quang Minh
Ai cũng cho mình đúng VFF "nghiêm khắc yêu cầu” VPF phải tuân thủ sự chỉ đạo của mình, đáp lại ngay, VPF tuyên bố: "VFF không thể ép VPF làm sai luật”. AVG cho rằng mình có bản hợp đồng hợp pháp trong tay, VPF tuyên bố: "Với VPF, bản hợp đồng của AVG là không có giá trị pháp lý”. Lý do VPF đưa ra là căn cứ khoản 2 điều 53 luật Thể dục, thể thao ban hành năm 2006 và điều 12 nghị định 112/2007/NĐ-CP ngày 26.6.2007 của Chính phủ quy định quyền sở hữu bản quyền truyền hình các giải đấu bóng đá chuyên nghiệp thuộc về VFF và các CLB bóng đá chuyên nghiệp. Nhưng thực tế khi ký hợp đồng nói trên VFF, chưa có được sự đồng ý của người có thẩm quyền của các CLB bóng đá chuyên nghiệp về việc uỷ quyền cho VFF đại diện các CLB đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển nhượng bản quyền truyền hình các giải thi đấu bóng đá chuyên nghiệp. Hôm 4.1 trong cuộc họp của VFF, Ông Lê Hùng Dũng, phó chủ tịch VFF kiêm phó chủ tịch HĐQT VPF, đã phát biểu với tư cách chủ tịch HĐQT ngân hàng Eximbank, nhà tài trợ hiện tại của Super League 2012, rằng một số cổ đông của Eximbank đang lo ngại về những diễn biến ngày một căng thẳng xung quanh cuộc tranh chấp bản quyền truyền hình, và yêu cầu ban lãnh đạo Eximbank xem xét việc có nên tiếp tục tài trợ cho giải đấu này nữa hay không. Theo các cổ đông, cuộc tranh chấp bản quyền truyền hình khiến việc chuyển tải hình ảnh của Eximbank tới công chúng bị ảnh hưởng”.
Hôm qua 5.1.2012, để phản bác lại điều này, ông Lê Hùng Dũng, phó chủ tịch hội đồng quản trị VPF đã trả lời phỏng vấn trên cương vị phó chủ tịch VFF cho rằng: "Tôi có nghe anh Nguyễn Đức Kiên nói không đồng ý để VFF bán bản quyền truyền hình cho AVG. Nhưng CLB HN.ACB (nay là đội Hà Nội – PV) chỉ có một phiếu biểu quyết, mà nghị quyết của đại hội được ban hành theo số đông và đúng quy trình nên không thể nói VFF không hỏi ý kiến các CLB”. VPF cho rằng AVG không được quyền mua bản quyền truyền hình vì ở Việt Nam không có đài truyền hình tư nhân và AVG không phải là đài truyền hình. Ngay lập tức phía đối phương bác bỏ vì chuyện mua bản quyền truyền hình không liên quan gì đến việc có hay không kênh truyền hình. Phía VFF và AVG yêu cầu bộ Văn hoá – thể thao và du lịch đứng ra can thiệp bởi nơi này đã cho phép VFF ký hợp đồng với AVG. Chẳng phải tay vừa, VPF mà cụ thể là bầu Kiên đã gửi công văn lên bộ Tư pháp vào ngày 4.1 để yêu cầu xem xét tính hợp pháp của bản hợp đồng mà AVG đang có trong tay. Luật không có đường cong Trong khi bầu Kiên tuyên bố mạnh miệng: "Ra toà là điều VPF mong đợi nhất”, thì đại diện cho AVG, ông Phạm Nhật Vũ lại trả lời rằng "chưa tính tới phương án ra toà” và ông Lê Hùng Dũng đại diện VFF thương thảo và ký hợp đồng cũng tán đồng: "Thật dở nếu chuyện này kết thúc ở tòa”. Cái lý của bầu Kiên dựa vào tiền lệ về bản quyền truyền hình ở châu Âu, khi mà theo phán quyết của Uỷ ban châu Âu, các hợp đồng bản quyền truyền hình có thời hạn trên ba năm là vi phạm luật cạnh tranh. Thêm vào đó bầu Kiên còn có các ông chủ đội bóng khác cùng xác nhận, họ chưa hề được VFF thông qua khi xây dựng nội dung bản hợp đồng. Ngày 3.1 chánh văn phòng kiêm người phát ngôn bộ Văn hoá – thể thao và du lịch Tô Văn Động cho biết: "Bộ Văn hoá – thể thao và du lịch khuyến khích các bên, ngồi lại với nhau để đàm phán, đảm bảo quyền lợi các bên, nhất là người hâm mộ. Nếu các bên không ngồi lại được với nhau, bộ ủng hộ phương án các bên đưa nhau ra toà”.
Không khó để thấy, vấn đề cốt lõi mà VPF muốn ở VFF và AVG là phải trưng ra bản hợp đồng lẫn phụ lục hợp đồng đã ký kết một cách công khai để thấy điều mà họ gọi là sự phi lý. Trong khi đó phía AVG lẫn VFF cự tuyệt điều này vì lý do bảo mật thông tin hợp đồng. Chính việc VPF hành xử bất chấp bản hợp đồng của AVG, còn VFF và AVG cũng không muốn phải đàm phán lại, nên VPF và đối trọng là AVG và VFF đã kéo dài việc liên tục chỉ trích nhau. Thậm chí mới đây VFF còn gửi công văn sang VPF với ý khẳng định VPF chưa hoàn tất thủ tục pháp lý nên VFF vẫn chưa trao cho VPF quyền gì cả. Trong khi đó bầu Kiên "tố” AVG vi phạm luật báo chí khi có dấu hiệu là kênh truyền hình do tư nhân quản lý. Rõ ràng, khởi điểm của cuộc tranh cãi chỉ đơn giản là số tiền phải chi thế nào cho đúng, sau đó biến dạng mang hơi hướm của cuộc cạnh tranh bằng các mối quan hệ giữa VPF và AVG. Thế nhưng đến giờ thì mọi chuyện đã không còn là cuộc đấu giữa hai đơn vị, mà là cuộc đối đầu pháp lý giữa việc thế nào là đúng ở chuyện mua bán bản quyền truyền hình đầy mới mẻ. Và vì quá mới nên việc toà tuyên thế nào sẽ rất quan trọng bởi đó sẽ có thể trở thành án lệ về sau... Tất Đạt
Các đài truyền hình tiếp tục được vào sân trực tiếp miễn phí hay phải thông qua AVG đang chờ toà tuyên. Ảnh: Quang Minh
Ai cũng cho mình đúng VFF "nghiêm khắc yêu cầu” VPF phải tuân thủ sự chỉ đạo của mình, đáp lại ngay, VPF tuyên bố: "VFF không thể ép VPF làm sai luật”. AVG cho rằng mình có bản hợp đồng hợp pháp trong tay, VPF tuyên bố: "Với VPF, bản hợp đồng của AVG là không có giá trị pháp lý”. Lý do VPF đưa ra là căn cứ khoản 2 điều 53 luật Thể dục, thể thao ban hành năm 2006 và điều 12 nghị định 112/2007/NĐ-CP ngày 26.6.2007 của Chính phủ quy định quyền sở hữu bản quyền truyền hình các giải đấu bóng đá chuyên nghiệp thuộc về VFF và các CLB bóng đá chuyên nghiệp. Nhưng thực tế khi ký hợp đồng nói trên VFF, chưa có được sự đồng ý của người có thẩm quyền của các CLB bóng đá chuyên nghiệp về việc uỷ quyền cho VFF đại diện các CLB đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển nhượng bản quyền truyền hình các giải thi đấu bóng đá chuyên nghiệp. Hôm 4.1 trong cuộc họp của VFF, Ông Lê Hùng Dũng, phó chủ tịch VFF kiêm phó chủ tịch HĐQT VPF, đã phát biểu với tư cách chủ tịch HĐQT ngân hàng Eximbank, nhà tài trợ hiện tại của Super League 2012, rằng một số cổ đông của Eximbank đang lo ngại về những diễn biến ngày một căng thẳng xung quanh cuộc tranh chấp bản quyền truyền hình, và yêu cầu ban lãnh đạo Eximbank xem xét việc có nên tiếp tục tài trợ cho giải đấu này nữa hay không. Theo các cổ đông, cuộc tranh chấp bản quyền truyền hình khiến việc chuyển tải hình ảnh của Eximbank tới công chúng bị ảnh hưởng”.
Hôm qua 5.1.2012, để phản bác lại điều này, ông Lê Hùng Dũng, phó chủ tịch hội đồng quản trị VPF đã trả lời phỏng vấn trên cương vị phó chủ tịch VFF cho rằng: "Tôi có nghe anh Nguyễn Đức Kiên nói không đồng ý để VFF bán bản quyền truyền hình cho AVG. Nhưng CLB HN.ACB (nay là đội Hà Nội – PV) chỉ có một phiếu biểu quyết, mà nghị quyết của đại hội được ban hành theo số đông và đúng quy trình nên không thể nói VFF không hỏi ý kiến các CLB”. VPF cho rằng AVG không được quyền mua bản quyền truyền hình vì ở Việt Nam không có đài truyền hình tư nhân và AVG không phải là đài truyền hình. Ngay lập tức phía đối phương bác bỏ vì chuyện mua bản quyền truyền hình không liên quan gì đến việc có hay không kênh truyền hình. Phía VFF và AVG yêu cầu bộ Văn hoá – thể thao và du lịch đứng ra can thiệp bởi nơi này đã cho phép VFF ký hợp đồng với AVG. Chẳng phải tay vừa, VPF mà cụ thể là bầu Kiên đã gửi công văn lên bộ Tư pháp vào ngày 4.1 để yêu cầu xem xét tính hợp pháp của bản hợp đồng mà AVG đang có trong tay. Luật không có đường cong Trong khi bầu Kiên tuyên bố mạnh miệng: "Ra toà là điều VPF mong đợi nhất”, thì đại diện cho AVG, ông Phạm Nhật Vũ lại trả lời rằng "chưa tính tới phương án ra toà” và ông Lê Hùng Dũng đại diện VFF thương thảo và ký hợp đồng cũng tán đồng: "Thật dở nếu chuyện này kết thúc ở tòa”. Cái lý của bầu Kiên dựa vào tiền lệ về bản quyền truyền hình ở châu Âu, khi mà theo phán quyết của Uỷ ban châu Âu, các hợp đồng bản quyền truyền hình có thời hạn trên ba năm là vi phạm luật cạnh tranh. Thêm vào đó bầu Kiên còn có các ông chủ đội bóng khác cùng xác nhận, họ chưa hề được VFF thông qua khi xây dựng nội dung bản hợp đồng. Ngày 3.1 chánh văn phòng kiêm người phát ngôn bộ Văn hoá – thể thao và du lịch Tô Văn Động cho biết: "Bộ Văn hoá – thể thao và du lịch khuyến khích các bên, ngồi lại với nhau để đàm phán, đảm bảo quyền lợi các bên, nhất là người hâm mộ. Nếu các bên không ngồi lại được với nhau, bộ ủng hộ phương án các bên đưa nhau ra toà”.
Không khó để thấy, vấn đề cốt lõi mà VPF muốn ở VFF và AVG là phải trưng ra bản hợp đồng lẫn phụ lục hợp đồng đã ký kết một cách công khai để thấy điều mà họ gọi là sự phi lý. Trong khi đó phía AVG lẫn VFF cự tuyệt điều này vì lý do bảo mật thông tin hợp đồng. Chính việc VPF hành xử bất chấp bản hợp đồng của AVG, còn VFF và AVG cũng không muốn phải đàm phán lại, nên VPF và đối trọng là AVG và VFF đã kéo dài việc liên tục chỉ trích nhau. Thậm chí mới đây VFF còn gửi công văn sang VPF với ý khẳng định VPF chưa hoàn tất thủ tục pháp lý nên VFF vẫn chưa trao cho VPF quyền gì cả. Trong khi đó bầu Kiên "tố” AVG vi phạm luật báo chí khi có dấu hiệu là kênh truyền hình do tư nhân quản lý. Rõ ràng, khởi điểm của cuộc tranh cãi chỉ đơn giản là số tiền phải chi thế nào cho đúng, sau đó biến dạng mang hơi hướm của cuộc cạnh tranh bằng các mối quan hệ giữa VPF và AVG. Thế nhưng đến giờ thì mọi chuyện đã không còn là cuộc đấu giữa hai đơn vị, mà là cuộc đối đầu pháp lý giữa việc thế nào là đúng ở chuyện mua bán bản quyền truyền hình đầy mới mẻ. Và vì quá mới nên việc toà tuyên thế nào sẽ rất quan trọng bởi đó sẽ có thể trở thành án lệ về sau... Tất Đạt